Thiết kế hệ thống xử lý nước thải
Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014
Công ty môi trường Ngọc Lân chuyên nhận thiết kế hệ thống xử lý nước thải giá rẻ, với công nghệ xử lý tiên tiến nhất, đảm bảo xử lý tốt các loại nước thải, từ nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất giấy, cho đến các loại nước thải khó xử lý như nước thải cao su, thuộc da, hay nước rỉ rác… Tùy vào đặc điểm, thành phần từng loại nước thải mà lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp.
1. Nước thải sinh hoạt
Đối với nước thải sinh hoạt, có chứa hàm lượng các chất hữu cơ và Nitơ cao, công nghệ thường sử dụng để xử lý là Aerotank và Anoxic.
Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt được gom lại vào hố thu, sau đó dẫn qua bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ trước khi dẫn qua các bể sinh học tiếp theo. Bể Anoxic dùng để khử Nitơ và một phần các chất hữu cơ, sau đó dẫn qua bể Aerotank để khử phần BOD còn lại. Sau khi đã xử lý sinh học, nước thải được đưa qua bể lắng để lắng và loại bỏ bùn cặn trước khi qua bể khử trùng và thải ra nguồn tiếp nhận.
Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt cũng khá đơn giản, do hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải không cao, chủ yếu là các chất hữu cơ và nitơ.
2. Nước thải sản xuất giấy
Nước thải ngành sản xuất giấy có hàm lượng COD cao 22.000 – 46.500 mg/l, BOD chiếm khoảng từ 40% đến 60% COD, chủ yếu là từ những chất hữu cơ không Lignin.
Quy trình xử lý nước thải ngành sản xuất giấy:
Nước thải trong quá trình sản xuất giấy được gom ở bể thu gom, sau đó dẫn qua bể lắng cát để loại bỏ các cặn bẩn nặng hơn nước ra ngoài. Tiếp đến, nước thải được đưa qua bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ trước khi xử lý hóa lý. Tại bể keo tụ tạo bông, hóa chất và polyme được châm vào bể nhằm xử lý SS, COD và một phần BOD. Bể lắng 1 nhằm loại bỏ các bông bùn tạo thành ở bể hóa lý. Sau đó, nước thải được dẫn qua các bể sinh học UASB và Aerotank để xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Bể lắng 2 dùng để lắng các bông bùn sau quá trình xử lý sinh học. Cuối cùng, nước thải được khử trùng trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
3. Nước thải cao su
Nước thải cao su với các đặc trưng như BOD, COD, N và SS cao, cần phải kết hợp cả quá trình xử lý hóa lý và sinh học để đạt được hiệu quả xử lý cao.
Quy trình xử lý nước thải cao su:
Nước thải cao su sau khi thu gom được dẫn qua bể gạn mủ để loại bỏ bông mủ trên mặt thoáng của nước thải. Tiếp đó, nước sẽ chảy qua bể keo tụ tạo bông rồi qua bể lắng 1 nhằm loại bỏ SS và một phần BOD. Sau đó, nước thải được đưa sang các bể sinh học UASB và Aerotank để xử lý BOD, COD và N có trong nước thải. Bể lắng 2 có nhiệm vụ lắng các bông bùn ở bể sinh học trước khi đưa sang bể khử trùng và xả ra nguồn tiếp nhận. Phần bùn thải được thu gom và xử lý định kỳ. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại A, QCVN 24:2009/BTNMT.
4. Nước thải thuộc da
Nước thải thuộc da với các đặc trưng pH thấp, COD, BOD, SS cao. Hàm lượng N, P và độ màu vượt 4 – 5 lần so với tiêu chuẩn cho phép xả thải. Chính vì vậy, cần sử dụng cả phương pháp hóa lý và sinh học để xử lý hiệu quả loại nước thải này.
Quy trình xử lý nước thải thuộc da:
Nước thải sau khi vào bể thu gom được dẫn qua bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ. Sau đó đưa sang bể trung hòa để nâng pH, rồi qua bể tuyển nổi nhằm vớt các chất bẩn nổi trên bề mặt nước thải. Bể keo tụ tạo bông và lắng 1 làm nhiệm vụ loại bỏ SS, khử một phần BOD, COD có trong nước thải. Dùng các bể sinh học UASB, Anoxic, Aerotank để xử lý N, P, BOD và COD còn lại trong nước, sau đó qua bể lắng lamella nhằm lắng các bông bùn ở các bể sinh học trước khi qua bể khử trùng. Cuối cùng, nước sau xử lý được dẫn qua bể lọc áp lực để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học và halogen hữu cơ trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
5. Nước thải rỉ rác
Nước thải rỉ rác là một trong những loại nước thải rất khó xử lý. Quy trình xử lý nước thải rỉ rác như sau:
Nước rỉ rác từ hồ chứa được dẫn qua bể trộn vôi. Tại đây, nước thải được nâng pH lên 11, sau đó để lắng sơ bộ trước khi sang bể điều hòa.Bể điều hòa có chức năng ổn định lưu lượng và chất lượng nước trước khi đưa sang các bể xử lý tiếp theo.
Sau đó nước được đưa sang bể lắng vôi để lắng các cặn vôi không tan trước khi dẫn qua tháp stripping.Trong hố thu của tháp stripping có gắn máy bơm nước, đưa nước đi từ trên xuống và quạt gió thổi ngược từ dưới lên để đuổi khí NH3 được tốt hơn. Tháp stripping chia ra làm 10 tầng, trong mỗi tầng có đặt nhiều quả cầu nhựa để gia tăng bề mặt tiếp xúc giữa nước và không khí, làm tăng hiệu quả thổi khí.
Sau khi qua hết 2 bậc của tháp stripping, nước được dẫn qua bể khử canxi. Tại đây, người ta châm H2SO4 để hạ pH xuống 9 và để khử canxi dưới dạng CaSO4 ít tan.
Tiếp theo, nước được đưa qua bể xử lý sinh học. Bể xử lý sinh học hoạt động theo nguyên lý của bể SBR, bể gồm 2 đơn nguyên. Thời gian hoạt động như sau: 2 tiếng sục khí, 2 tiếng ngưng, trong đó có 1 tiếng để lắng bùn và 1 tiếng dùng để thu nước trong hố thu.
Nước thải tiếp tục được bơm lên bể xử lý hóa lý, tại đây có cho thêm hóa chất Fe3+ và polyme để tạo bông phèn, đồng thời giúp phần nào khử màu và làm giảm bớt hàm lượng COD trong nước.
Tại bể Fenton hai bậc, nước thải được bổ sung H2O2 và Fe2+ để keo tụ các cặn lơ lửng trong nước. Sau đó dùng vôi sữa để nâng pH lên ngưỡng trung tính, rồi bơm sang bể lắng thứ cấp.
Phần nước trong từ bể lắng được dẫn qua bể lọc cát, rồi đưa qua bể khử trùng, hóa chất dùng để khử trùng là gia-ven. Nước trong bể khử trùng được lưu lại trong một khoảng thời gian và được sục khí nhằm thổi bớt lượng gia-ven dư ra ngoài. Cuối cùng, nước sạch được đưa ra hồ hoàn thiện.
Trong quá trình xử lý, bùn thải tạo ra được đưa qua thiết bị vắt bùn để tạo thành bùn cục, rồi mang đi chôn lấp.
Công ty môi trường Ngọc Lân với trên mười năm kinh nghiệm trong ngành xử lý nước thải, đảm bảo xử lý hiệu quả các loại nước thải, nếu quý khách có nhu cầu cần xử lý, hãy gọi cho công ty chúng tôi để được tư vấn. LH 0905 555 146
1. Nước thải sinh hoạt
Đối với nước thải sinh hoạt, có chứa hàm lượng các chất hữu cơ và Nitơ cao, công nghệ thường sử dụng để xử lý là Aerotank và Anoxic.
Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt được gom lại vào hố thu, sau đó dẫn qua bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ trước khi dẫn qua các bể sinh học tiếp theo. Bể Anoxic dùng để khử Nitơ và một phần các chất hữu cơ, sau đó dẫn qua bể Aerotank để khử phần BOD còn lại. Sau khi đã xử lý sinh học, nước thải được đưa qua bể lắng để lắng và loại bỏ bùn cặn trước khi qua bể khử trùng và thải ra nguồn tiếp nhận.
Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt cũng khá đơn giản, do hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải không cao, chủ yếu là các chất hữu cơ và nitơ.
2. Nước thải sản xuất giấy
Nước thải ngành sản xuất giấy có hàm lượng COD cao 22.000 – 46.500 mg/l, BOD chiếm khoảng từ 40% đến 60% COD, chủ yếu là từ những chất hữu cơ không Lignin.
Quy trình xử lý nước thải ngành sản xuất giấy:
Nước thải trong quá trình sản xuất giấy được gom ở bể thu gom, sau đó dẫn qua bể lắng cát để loại bỏ các cặn bẩn nặng hơn nước ra ngoài. Tiếp đến, nước thải được đưa qua bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ trước khi xử lý hóa lý. Tại bể keo tụ tạo bông, hóa chất và polyme được châm vào bể nhằm xử lý SS, COD và một phần BOD. Bể lắng 1 nhằm loại bỏ các bông bùn tạo thành ở bể hóa lý. Sau đó, nước thải được dẫn qua các bể sinh học UASB và Aerotank để xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Bể lắng 2 dùng để lắng các bông bùn sau quá trình xử lý sinh học. Cuối cùng, nước thải được khử trùng trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
3. Nước thải cao su
Nước thải cao su với các đặc trưng như BOD, COD, N và SS cao, cần phải kết hợp cả quá trình xử lý hóa lý và sinh học để đạt được hiệu quả xử lý cao.
Quy trình xử lý nước thải cao su:
Nước thải cao su sau khi thu gom được dẫn qua bể gạn mủ để loại bỏ bông mủ trên mặt thoáng của nước thải. Tiếp đó, nước sẽ chảy qua bể keo tụ tạo bông rồi qua bể lắng 1 nhằm loại bỏ SS và một phần BOD. Sau đó, nước thải được đưa sang các bể sinh học UASB và Aerotank để xử lý BOD, COD và N có trong nước thải. Bể lắng 2 có nhiệm vụ lắng các bông bùn ở bể sinh học trước khi đưa sang bể khử trùng và xả ra nguồn tiếp nhận. Phần bùn thải được thu gom và xử lý định kỳ. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại A, QCVN 24:2009/BTNMT.
4. Nước thải thuộc da
Nước thải thuộc da với các đặc trưng pH thấp, COD, BOD, SS cao. Hàm lượng N, P và độ màu vượt 4 – 5 lần so với tiêu chuẩn cho phép xả thải. Chính vì vậy, cần sử dụng cả phương pháp hóa lý và sinh học để xử lý hiệu quả loại nước thải này.
Quy trình xử lý nước thải thuộc da:
Nước thải sau khi vào bể thu gom được dẫn qua bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ. Sau đó đưa sang bể trung hòa để nâng pH, rồi qua bể tuyển nổi nhằm vớt các chất bẩn nổi trên bề mặt nước thải. Bể keo tụ tạo bông và lắng 1 làm nhiệm vụ loại bỏ SS, khử một phần BOD, COD có trong nước thải. Dùng các bể sinh học UASB, Anoxic, Aerotank để xử lý N, P, BOD và COD còn lại trong nước, sau đó qua bể lắng lamella nhằm lắng các bông bùn ở các bể sinh học trước khi qua bể khử trùng. Cuối cùng, nước sau xử lý được dẫn qua bể lọc áp lực để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học và halogen hữu cơ trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
5. Nước thải rỉ rác
Nước thải rỉ rác là một trong những loại nước thải rất khó xử lý. Quy trình xử lý nước thải rỉ rác như sau:
Nước rỉ rác từ hồ chứa được dẫn qua bể trộn vôi. Tại đây, nước thải được nâng pH lên 11, sau đó để lắng sơ bộ trước khi sang bể điều hòa.Bể điều hòa có chức năng ổn định lưu lượng và chất lượng nước trước khi đưa sang các bể xử lý tiếp theo.
Sau đó nước được đưa sang bể lắng vôi để lắng các cặn vôi không tan trước khi dẫn qua tháp stripping.Trong hố thu của tháp stripping có gắn máy bơm nước, đưa nước đi từ trên xuống và quạt gió thổi ngược từ dưới lên để đuổi khí NH3 được tốt hơn. Tháp stripping chia ra làm 10 tầng, trong mỗi tầng có đặt nhiều quả cầu nhựa để gia tăng bề mặt tiếp xúc giữa nước và không khí, làm tăng hiệu quả thổi khí.
Tiếp theo, nước được đưa qua bể xử lý sinh học. Bể xử lý sinh học hoạt động theo nguyên lý của bể SBR, bể gồm 2 đơn nguyên. Thời gian hoạt động như sau: 2 tiếng sục khí, 2 tiếng ngưng, trong đó có 1 tiếng để lắng bùn và 1 tiếng dùng để thu nước trong hố thu.
Nước thải tiếp tục được bơm lên bể xử lý hóa lý, tại đây có cho thêm hóa chất Fe3+ và polyme để tạo bông phèn, đồng thời giúp phần nào khử màu và làm giảm bớt hàm lượng COD trong nước.
Tại bể Fenton hai bậc, nước thải được bổ sung H2O2 và Fe2+ để keo tụ các cặn lơ lửng trong nước. Sau đó dùng vôi sữa để nâng pH lên ngưỡng trung tính, rồi bơm sang bể lắng thứ cấp.
Phần nước trong từ bể lắng được dẫn qua bể lọc cát, rồi đưa qua bể khử trùng, hóa chất dùng để khử trùng là gia-ven. Nước trong bể khử trùng được lưu lại trong một khoảng thời gian và được sục khí nhằm thổi bớt lượng gia-ven dư ra ngoài. Cuối cùng, nước sạch được đưa ra hồ hoàn thiện.
Trong quá trình xử lý, bùn thải tạo ra được đưa qua thiết bị vắt bùn để tạo thành bùn cục, rồi mang đi chôn lấp.
Công ty môi trường Ngọc Lân với trên mười năm kinh nghiệm trong ngành xử lý nước thải, đảm bảo xử lý hiệu quả các loại nước thải, nếu quý khách có nhu cầu cần xử lý, hãy gọi cho công ty chúng tôi để được tư vấn. LH 0905 555 146
Bài liên quan